OTO.NET.VN: [www.oto.net.vn] hệ thống cung cấp phụ tùng, phụ kiện ô tô hàng đầu Việt Nam

Đăng tin ngay

Phơi bày xã hội: Những bất an tiềm tàng trong tương lai của ngành robot


phoibayxahoi-robot-1

Ảnh hưởng xã hội của robot đối với con người và những bất an mà điều này có thể đem lại không thể bị coi nhẹ. Một nghiên cứu do Kaspersky và Đại học Ghent tiến hành đã chỉ ra rằng robot có thể trích xuất những thông tin nhạy cảm một cách hiệu quả từ những người tin tưởng chúng, bằng cách thuyết phục họ thực hiện những hành động không an toàn. Ví dụ, trong một số trường hợp nhất định, sự hiện diện của robot có thể tạo nên tác động lớn tới sự tự nguyện của con người trong việc cho phép tiếp cận những tòa nhà được bảo vệ.

Thế giới đang dịch chuyển nhanh chóng hướng tới số hóa và dịch vụ, với nhiều ngành công nghiệp và cả các gia đình đang phụ thuộc rất nhiều vào tự động hóa và việc sử dụng các hệ thống robot. Theo một số thống kê, hệ thống robot sẽ trở thành một điều bình thường trong các gia đình giàu có vào năm 2040. Hiện nay, hầu hết những hệ thống robot này đang ở quá trình nghiên cứu cơ bản và còn quá sớm để thảo luận việc tích hợp những giải pháp an ninh mạng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Kaspersky và Đại học Ghent đã chỉ ra một mối nguy mới chưa từng được lường trước với ngành công nghệ robot – tác động xã hội mà nó có thể gây ra đối với hành vi của con người, cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn và các cách thức nó có thể được sử dụng để tấn công.

Nghiên cứu tập trung vào tác động của một loại robot giao tiếp cụ thể -- loại được thiết kế và lập trình để tương tác với con người qua những kênh giao tiếp giống-người, như lời nói hay cử chỉ, và với sự tham gia của 50 người. Giả sử những robot giao tiếp có thể bị hack, và rằng một kẻ tấn công đã nắm kiểm soát, nghiên cứu xem xét những nguy cơ an ninh tiềm ẩn liên quan đến việc con robot có thể liên tục gây ảnh hưởng đến con người để thực hiện một số hành vi bao gồm:

• Tiếp cận những khu vực giới hạn. Con robot được đặt gần một cửa vào được bảo vệ của một tòa nhà đa năng trong trung tâm thành phố Ghent, Bỉ, và hỏi nhân viên liệu nó có thể đi theo họ qua cánh cửa. Theo mặc định, khu vực này chỉ có thể tiếp cận bằng cách chạm thẻ an ninh trên máy quét trên cửa. Trong thử nghiệm này, không phải mọi nhân viên đều làm theo con robot, nhưng 40% trong số đó thực sự đã mở cửa và giữ cửa mở để con robot đi vào khu vực được bảo vệ. Tuy nhiên, khi con robot được đặt trong vị trí là một người giao pizza, cầm một chiếc hộp của một công ty vận chuyển quốc tế nổi tiếng, nhân viên sẵn sàng chấp nhận vai trò của con robot và không tỏ ra thắc mắc về sự hiện diện của nó và lý do nó cần phải vào khu vực được bảo vệ.

• Trích xuất thông tin nhạy cảm. Phần hai của nghiên cứu tập trung vào việc thu thập thông tin cá nhân vốn thường được sử dụng để đặt lại mật khẩu (bao gồm ngày sinh, thương hiệu của chiếc xe hơi đầu tiên sở hữu, màu ưa thích,v..v..). Một lần nữa, robot giao tiếp được sử dụng, lần này là mời chào con người thực hiện những cuộc hội thoại thân thiện. Trong số tất cả những người tham gia thí nghiệm, chỉ có một người mà các nhà nghiên cứu không thể lấy được thông tin cá nhân và với tốc độ là một thông tin mỗi phút giao tiếp.

Nhận xét về kết quả của thí nghiệm, Dmitry Galov, Nhà nghiên cứu An ninh ở Kaspersky, cho biết, “Khi bắt đầu nghiên cứu chúng tôi kiểm tra phần mềm được sử dụng trong việc phát triển hệ thống robot. Thú vị là chúng tôi tìm ra rằng các nhà thiết kế cố tình bỏ qua các cơ chế an toàn và thay vào đó tập trung vào việc phát triển sự thoải mái và hiệu quả. Tuy nhiên, như kết quả của thí nghiệm đã cho thấy, các nhà nghiên cứu không nên bỏ quên vấn đề an toàn một khi việc nghiên cứu đã hoàn tất. Ngoài các yếu tố kỹ thuật còn có các yếu tố then chốt cần phải được lưu ý khi nhắc tới an ninh robot. Chúng tôi hi vọng dự án hợp tác này và bước đột phát vào lĩnh vực an ninh mạng của robot với các đồng nghiệp ở Đại học Ghent sẽ khuyến khích các nhà nghiên cứu và nhà sản xuất tiếp bước và nâng cao ý thức của cộng động và xã hội về vấn đề này.”

Tony Belpaeme, Giáo sư ngành AI và Công nghệ Robot ở Đại học Ghent nói thêm: “Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng niềm tin vào robot và cụ thể là các robot giao tiếp là có thật và có thể được sử dụng để thuyết phục con người thực hiện các hành động hoặc tiết lộ thông tin. Nói chung, robot càng giống người bao nhiêu, nó càng có sức thuyết phục bấy nhiêu. Thí nghiệm của chúng tôi đã cho thấy rằng điều này có thể đem lại những mối nguy hại về an ninh rõ rệt: mọi người thường không mấy quan tâm đến chúng, cho rằng robot là tốt và đáng tin cậy. Điều này đem lại một phương thức tiềm ẩn cho những cuộc tấn công với ý đồ xấu và ba trường hợp được nghiên cứu trong báo cáo chỉ là một phần nhỏ trong những mối nguy tiềm ẩn liên quan tới các robot giao tiếp. Đây là lý do vì sao chúng ta cần phải hợp tác để hiểu rõ và giải quyết những mối nguy hiểm đang dần hình thành – điều này sẽ có ích cho tương lai.”

                                                                                                                                              Theo TĐHNN



Chủ đề tương tự

  • Tìm kiếm liên quan:

Bài viết xem nhiều

Sản phẩm

Bài viết liên quan

banner- left

banner-right