Tòa án châu Âu quyết định Facebook có thể cho cả thế giới xem những gì
Một vụ kiện đối chống lại những chính sách xóa bài đăng của Facebook tại Tòa Công lý châu Âu có thể sẽ ảnh hưởng tới người dùng trên toàn thế giới.
Trong phán quyết tuyên vào ngày 3/10 vừa qua, tòa án buộc Facebook phải xóa nội dung trên toàn thế giới nếu tòa án cho rằng nội dung đó là bất hợp pháp, bất kể sự thật rằng những nền pháp luật khác nhau có quy định khác nhau và nội dung đó có thể không phải bất hợp pháp ở tất cả các nước.
Phán quyết này được đưa ra từ vụ kiện xâm hại danh dự do Eva Glawisching-Piesczek, một lãnh đạo của Đảng Austria Greens, đâm đơn. Cũng như mọi vấn đề chính trị khác trên mạng xã hội, một người dùng đã đăng một bài viết trên Facebook với những lời lẽ nặng nề. Glawsiching-Piesczek sau đó đã yêu cầu Facebook xóa bỏ bài viết mà các tòa án ở Áo cho là xâm hại danh dự, nhưng mạng xã hội này đã từ chối.
Glawisching-Piesczek sau đó đã kiện mạng xã hội này lên Tòa Công lý châu Âu, và thắng kiện. Vụ kiện này vượt ra khỏi biên giới quốc gia, với việc chính trị gia người Áo kiện trụ sở Facebook tại châu Âu, đặt ở Ireland. Và với việc Tòa Công lý châu Âu là tòa án có thẩm quyền cao nhất trong Liên minh châu Âu, Facebook không còn khả năng kháng cáo lên một cơ quan nào cao hơn nữa.
Tòa án buộc Facebook phải loại bỏ nội dung xâm hại danh dự nếu bài đăng đó được xác định là bất hợp pháp tại châu Âu. Mạng xã hội này cũng không thể chỉ giới hạn tiếp cận với nội dung đó cho những người sống ở châu Âu, mà phải xóa bỏ hoàn toàn nội dung này trên toàn thế giới.
Quyết định này không cho phép Facebook chủ động với việc xác định địa điểm đăng bài và xóa bài, mà buộc mạng xã hội này phải hành động trên quy mô toàn thế giới, bất kể những quy định khác nhau về xâm hại danh dự ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Facebook cũng phải xóa bỏ những bài đăng lại, hay có nội dung tương tự.
Trong vụ kiện, Facebook biện hộ rằng việc xóa bài viết trên toàn thế giới là việc làm hạn chế quyền tự do ngôn luận ở các quốc gia với luật pháp khác nhau. Các bài viết nêu tên các chính trị gia không hề hiếm gặp trên mạng xã hội trong bối cảnh chính trị hiện này, nhưng với phán quyết này, nếu một tòa án ở châu Âu xác định nội dung đó là bất hợp pháp, bài viết phải bị xóa bỏ hoàn toàn.
Theo chỉ thị của Liên minh châu Âu về thương mại điện tử, các mạng xã hội không phải chịu trách nhiệm nếu họ không biết về thông tin đó hay có thực hiện các hành động nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa nội dung đó. Tòa án đã được yêu cầu diễn giải điều luật đó được áp dụng như thế nào khi mạng xã hội trực tiếp nhận được yêu cầu phải xóa bỏ nội dung, khi tuyên rằng nội dung đó không chỉ bị buộc xóa bỏ, mà còn là xóa bỏ trên toàn thế giới.
Theo TĐHNN
Chủ đề tương tự
Bài viết xem nhiều
-
Cách chọn màu xe cho người mệnh Kim hợp phong thủy
18/11/2020 -
Nguy cơ gặp tai nạn nghiêm trọng nếu không thay dầu phanh định kỳ
18/11/2020 -
Nguy cơ gặp tai nạn nghiêm trọng nếu không thay dầu phanh định kỳ
18/11/2020 -
GIẢM SÂU GIÁ BÁN Ô TÔ NHƯNG KHÔNG GIẢM PHÍ TRƯỚC BẠ
28/05/2020 -
GIẢM SÂU GIÁ BÁN Ô TÔ NHƯNG KHÔNG GIẢM PHÍ TRƯỚC BẠ
28/05/2020 -
GIẢM SÂU GIÁ BÁN Ô TÔ NHƯNG KHÔNG GIẢM PHÍ TRƯỚC BẠ
28/05/2020 -
GIẢM 25 TRIỆU, TOYOTA VIOS QUYẾT CHIẾN VỚI HYUNDAI ACCENT
25/05/2020 -
GIẢM 25 TRIỆU, TOYOTA VIOS QUYẾT CHIẾN VỚI HYUNDAI ACCENT
25/05/2020 -
GIẢM 25 TRIỆU, TOYOTA VIOS QUYẾT CHIẾN VỚI HYUNDAI ACCENT
25/05/2020 -
VINFAST LUX GIẢM 300 TRIỆU ĐỒNG SAU 4 LẦN TĂNG GIÁ
26/05/2020
Sản phẩm mới
-
Xe SUV Toyota Raize 2022 chi tiết giá bán và khuyến mại
527.000.000đ -
Lọc gió động cơ Ford Ranger 2012 - 2020 (2.2/3.2 )
140.000đ -
Lọc dầu động cơ Ford Everest 2005 - 2015 / Ranger 2003 - 2011 Máy Xăng
237.000đ -
Lọc dầu động cơ Mondeo 2007 - 2010 / Escape 2004 – 2013
237.000đ -
Lọc dầu động cơ Focus 2015 - 2020 / Explorer 2016 – 2020
368.000đ -
Lọc dầu động cơ Ford Ranger 2003 - 2011
237.000đ -
Lọc dầu Ford Everest 2005 – 2015
237.000đ -
Lọc dầu Ford Fiesta 2011 - 2020 / Ford Focus 2012 – 2015
217.000đ -
Lọc dầu nhớt Ford Tourneo 2019
151.000đ -
Lọc dầu nhớt Ford Transit 2011 – 2020
303.000đ