Trò chuyện với học trò đoạt giải Ba cuộc thi Intel ISEF tại Mỹ
Từng đoạt giải quán quân Hội thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2016 khu vực phía Bắc, đặc biệt mới đây nhất, đã giành giải Ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế do intel tổ chức (intel iSEF) tại mỹ, với đề tài cánh tay robot cho người khuyết tật, cái tên Phạm Huy đã gây tiếng vang lớn trong giới học sinh nói riêng và người dân Việt nam nói chung.
Ăn robot, ngủ robot
Huy là con út trong một gia đình tại vùng quê thôn Bích La Hậu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Mẹ làm nghề bán vải ngoài chợ thị xã, còn bố mở tiệm sửa xe máy, xe đạp tại nhà. Phạm Huy được nhiều người biết đến vì là chàng trai có ý thức vươn lên và có thành tích học tập đáng nể. Suốt 11 năm học đã qua, cậu học trò chưa bao giờ để tuột danh hiệu học sinh Giỏi. Bên cạnh đó, Huy cũng tham gia hầu hết các cuộc thi sáng tạo cũng như cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Vật Lý và đạt được nhiều thành tích cao.
Huy chia sẻ, môn học sở trường của em là Vật Lý. Sở dĩ cậu thích môn học này bởi nó phù hợp với tính cách ham học hỏi, tìm tòi về công nghệ của cậu. Trong suốt quá trình học của mình, cậu bạn nhận thấy càng học lên các lớp cao, cậu càng có niềm đam mê đặc biệt với môn Vật lý và kỹ thuật. Ngoài giờ lên lớp, thời gian còn lại hầu như cậu dành để chế robot. Trước khi đến với sản phẩm “để đời” là Cánh tay robot cho người khuyết tật, đoạt giải Quán quân của Hội thi Khoa học - Kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh trung học khu vực phía Bắc năm học 2016- 2017 (ViSEF) và vừa giành giải Ba Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2017 (Intel ISEF) tổ chức tại Mỹ, Huy đã từng chế ra những sản phẩm công nghệ mang tính ứng dụng cao. Trong đó có thể kể đến như: cánh tay robot công nghiệp, bàn tay robot mô phỏng tay người, xe điều khiển bằng sóng bluetooth,...
Riêng đề tài Cánh tay robot cho người khuyết tật đã được Huy “thai nghén” từ khi còn học lớp 8. Huy tâm sự: “Hồi lớp 8, em có xem ti vi, phát sóng chương trình nói về một cánh tay robot do người Mỹ chế tạo để gắn vào tay cụt của những người khuyết tật. Giá của cánh tay này quá đắt so với đời sống của người khuyết tật Việt Nam,... Nên từ đó, em quyết tâm sẽ chế tạo ra được một cách tay robot made in Việt Nam có giá thành không quá cao để phục vụ cho chính người Việt mình”.
Huy nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (ảnh NVCC)
Chia sẻ về những thành tích con trai mình đạt được, mẹ của Huy, cô Nguyễn Thị Niềm cho biết, Huy được thế này là nhờ thầy, nhờ bạn đã tạo cho cơ hội thể hiện bản thân.
“Hắn mê robot từ khi đang học mẫu giáo. Khi đó tôi chỉ nghĩ con thích chơi robot giống như các đứa trẻ cùng tuổi thích chơi đồ chơi. Nhưng đến năm hắn học cấp 2 thì đam mê đó thể hiện rõ rệt, ăn robot, ngủ robot. Nhà không có điều kiện, và cũng không định đầu tư, nên hắn phải nhặt nhạnh đồ chơi thải ra của các bạn để tự hoàn thiện robot cho mình. Ban đầu gia đình cũng cản, vì sợ hắn mê chơi quá ảnh hưởng tới học hành. Về sau thấy con cũng có vẻ có năng khiếu, bắt đầu tự tạo ra sản phẩm. Lúc đó, gia đình không những không cản nữa, mà còn cho hắn chút tiền để sắm sanh thêm”, cô Niềm tâm sự.
Khi được hỏi về dự định tương lai của mình, Phạm Huy hào hứng chia sẻ: Ước mơ từ trước đến nay của em là trở thành lập trình viên. Dự tính em sẽ thi vào một trường ĐH kỹ thuật. Đoạt giải Ba Intel ISEF 2017 càng củng cố ước mơ đó của em. Còn một năm cuối phổ thông, em không tiếp tục tham gia các cuộc thi mà sẽ tập trung vào các hoạt động cộng đồng, chẳng hạn như giúp đỡ các em học sinh khóa sau trong trường tìm kiếm ý tưởng và hoàn thiện các sản phẩm sáng tạo.
Cánh tay robot - Sản phẩm để đời
Là một trong 8 đề tài được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) do Intel tổ chức tại Mỹ. Huy cho biết, trước khi tham dự cuộc thi, cánh tay robot của em đã được cải tiến nhiều, có thể xoay được, cánh tay có thể cử động vuông góc, ngón tay nắm được mọi thứ.
Việc điều khiển cánh tay robot được thực hiện bởi các ngón chân điều khiển bốn nút ở đầu mũi giày hoặc dép, tương ứng với cử động co duỗi 5 ngón tay có thể thực hiện 32 cử cử chỉ riêng biệt. Cánh tay được trang bị cảm biến chuyển động và cảm biến nghiêng lắp ở cổ chân có thể điều khiển cánh tay co duỗi, xoay các hướng. Ngoài ra, cánh tay còn có cảm biến nhiệt để báo động khi cầm vào các đồ quá nóng, gây nguy hiểm,... Sản phẩm có thể thiết kế cho người mất hoàn toàn hay một phần cánh tay, có thể cầm nắm được vật nhẹ như thìa nhôm, ly nước, nâng tạ co duỗi nặng 2 kg, xách được vật nặng 11 kg.
Về cấu tạo, Cánh tay robot có điểm mới so với các dòng sản phẩm hiện hành là sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra chi tiết phần vỏ trong thời gian ngắn có độ chính xác cao. Chỉ cần một tệp in gốc có thể tạo ra nhiều tệp in khác nhau tùy thuộc vào dạng khuyết tật.
Cánh tay robot được thiết kế ngay tại góc học tập của Huy (ảnh NVCC)
PGS. TS. Trần Trọng Minh, Trưởng Bộ môn Tự động hóa công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thành viên Ban giám khảo Hội thi Khoa học - Kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh trung học khu vực phía Bắc năm học 2016- 2017 (ViSEF) đánh giá: “Bản thân tôi cũng ngạc nhiên về cánh tay robot chế tạo bằng công nghệ in 3D của em Phạm Huy. Cánh tay được điều khiển bằng hệ thống động cơ servo các khớp co dãn bằng các sợi dây khi rút lại và căng ra bằng dây chun. Bộ điều khiển dùng các nút on/off gắn trên dép lê sốp, truyền lên cánh tay bằng bộ phát wireless. Tóm lại là một hệ thống tích hợp khá phức tạp ngay cả đối với nhiều sinh viên đại học cũng khó thực hiện được vì kết hợp nhiều công cụ khác nhau. Bất ngờ hơn nữa là em Huy nói đã tự làm toàn bộ sản phẩm, kể cả thiết kế 3D phần cơ khí của cánh tay rồi gửi đi Phú Yên chế tạo trên máy in 3D. Tôi đã rất ấn tượng về em và đánh giá cho điểm tuyệt đối 100 điểm”.
Huy cho biết, sản phẩm của cậu đã được những người thương binh ở xã thử nghiệm. Tất cả những người được thử nghiệm đều đánh giá sản phẩm gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng.
3 triệu đồng là số tiền để làm lên cánh tay robot của Phạm Huy. Với giá thành như trên khiến sản phẩm của cậu nếu đưa ra thương mại hóa sẽ có sức cạnh tranh lớn về giá cả. Được biết, trên thị trường các dòng sản phẩm có cùng giá thành như trên chỉ dừng lại ở cánh tay có chất liệu bằng gỗ hoặc nhựa mà không có mạch điện kết hợp. Những sản phẩm hiện đại điều khiển bằng sóng não có giá thành rất đắt thường giao động trên mức 100.000 USD. Những sản phẩm này có cơ chế vận hành khá phức tạp và không phù hợp, người Việt khó có thể chi trả được để sử dụng.
THI NGUYÊN
Theo Tạp chí Tự động hoá ngày nay số 1976 (tháng 6/2017)
Chủ đề tương tự
Bài viết xem nhiều
-
Cách chọn màu xe cho người mệnh Kim hợp phong thủy
18/11/2020 -
Nguy cơ gặp tai nạn nghiêm trọng nếu không thay dầu phanh định kỳ
18/11/2020 -
Nguy cơ gặp tai nạn nghiêm trọng nếu không thay dầu phanh định kỳ
18/11/2020 -
GIẢM SÂU GIÁ BÁN Ô TÔ NHƯNG KHÔNG GIẢM PHÍ TRƯỚC BẠ
28/05/2020 -
GIẢM SÂU GIÁ BÁN Ô TÔ NHƯNG KHÔNG GIẢM PHÍ TRƯỚC BẠ
28/05/2020 -
GIẢM SÂU GIÁ BÁN Ô TÔ NHƯNG KHÔNG GIẢM PHÍ TRƯỚC BẠ
28/05/2020 -
GIẢM 25 TRIỆU, TOYOTA VIOS QUYẾT CHIẾN VỚI HYUNDAI ACCENT
25/05/2020 -
GIẢM 25 TRIỆU, TOYOTA VIOS QUYẾT CHIẾN VỚI HYUNDAI ACCENT
25/05/2020 -
GIẢM 25 TRIỆU, TOYOTA VIOS QUYẾT CHIẾN VỚI HYUNDAI ACCENT
25/05/2020 -
VINFAST LUX GIẢM 300 TRIỆU ĐỒNG SAU 4 LẦN TĂNG GIÁ
26/05/2020
Sản phẩm mới
-
Xe SUV Toyota Raize 2022 chi tiết giá bán và khuyến mại
527.000.000đ -
Lọc gió động cơ Ford Ranger 2012 - 2020 (2.2/3.2 )
140.000đ -
Lọc dầu động cơ Ford Everest 2005 - 2015 / Ranger 2003 - 2011 Máy Xăng
237.000đ -
Lọc dầu động cơ Mondeo 2007 - 2010 / Escape 2004 – 2013
237.000đ -
Lọc dầu động cơ Focus 2015 - 2020 / Explorer 2016 – 2020
368.000đ -
Lọc dầu động cơ Ford Ranger 2003 - 2011
237.000đ -
Lọc dầu Ford Everest 2005 – 2015
237.000đ -
Lọc dầu Ford Fiesta 2011 - 2020 / Ford Focus 2012 – 2015
217.000đ -
Lọc dầu nhớt Ford Tourneo 2019
151.000đ -
Lọc dầu nhớt Ford Transit 2011 – 2020
303.000đ