OTO.NET.VN: [www.oto.net.vn] hệ thống cung cấp phụ tùng, phụ kiện ô tô hàng đầu Việt Nam

Đăng tin ngay

Lái xe không khó khi bỏ túi những kinh nghiệm lái xe này


Giao thông ngày càng phức tạp. Đường phố có nhiều phương tiện khác nhau. Chính vì vậy đây chính là nỗi ám ảnh của các lái xe. Đặc biệt đối với người mới tập lái thì việc lái xe càng ám ảnh hơn. Tuy nhiên không phải là không có cách. Lái xe sẽ không hề khó khi bạn biết những kinh nghiệm lái xe sau đây.

1.Trang phục lái xe

Trang phục lái xe nghe có vẻ không ai chú ý lắm, nhưng thực sự nó đóng góp một phần quan trọng trong việc lái xe an toàn. Nếu trang phục không thoải mái, quá bó sát sẽ làm bạn khó dịch chuyển, đạp ga đạp phanh cũng không thuận tiện. Đặc biệt, nếu bạn lái xe đường dài thì quả thực rất khó chịu.

Bạn nên chọn cho mình những trang phục gọn gàng, thoải mái. Không mặc đồ quá bó hoặc quá rộng. Nên chọn những đôi giày ôm sát chân hoặc dép có quai.

kinh-nghiem-lai-xe-1

Sử dụng trang phục thoái mái để lái xe

2.Tư thế ngồi lái xe

Nếu không ngồi đúng tư thế bạn sẽ không quan sát bao quát được làn đường. Hãy điều chỉnh ghế cao lên nếu bạn bị thấp. Khoảng cách chuẩn nhất giữa đỉnh đầu và trần xe bằng một găng tay của bạn.

Tư thế ngồi đúng nhất đó là ngồi thẳng, lưng tựa vào ghế, điểm tựa đầu ngang với mắt, đầu sát lên tựa, tay cầm vô lăng khoảng cách vừa phải, khuỷu tay hơi chùng.

3.Cách đặt chân lên xe

Khi lái xe số tự động, bạn không sử dụng cả hai chân. Thay vào đó, hãy đặt chân trái cố định trên bệ đỡ, chân phải điều chỉnh chân ga và phanh. Tuyệt đối không đặt hai chân lên ga và phanh của xe số tự động. Vì như vậy lái xe sẽ có xu hướng đạp luôn cả hai khi gặp tình huống bất ngờ. Dẫn đến tình huống nguy hiểm.

Bạn để chân hình chữ V. Lấy gót chân làm điểm tựa trên sàn, chân thẳng là thắng và chân nghiêng là ga. Trong trường hợp này, bạn không được nhấc gót chân lên để tránh trường hợp đạp nhầm phanh, ga.

kinh-nghiem-lai-xe-2

Đặt chân lên xe đúng cách

4.Làm quen hệ thống điều khiển của xe

Các xe đều có thiết kế tương tự nhau, tuy nhiên cũng có những xe có thiết kế hơi khác. Vị trí của một số nút điều khiển sẽ thay đổi. Vì vậy, khi lên bất kỳ xe nào, bạn hãy làm quen và thực hành thao tác côn, ga, phanh hay cần sốt trước khi chạy xe.

Để có tư thế ngồi thoải mái cùng với góc quan sát tốt nhất, bạn hãy chỉnh lại ghế, vô lăng và gương chiếu hậu để thuận tiện cho việc lái xe. Nhớ thắt dây an toàn với nhé.

5.Kỹ thuật cầm vô lăng và đánh lái

Cầm vô lăng và đánh lái là thao tác chính khi lái xe. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật này bạn sẽ chủ động xử lý linh hoạt được các tình huống.

Hãy xem vô lăng như một chiếc đồng hồ. Tay phải đặt ở vị trí 3 giờ, tay trái đặt ở vị trí 9 giờ. Hoặc để hai tay ở vị trí 2 giờ và 10 giờ. Nếu lái xe đường dài, bạn có thể để tay ở vị trí 4 giờ và 8 giờ để đỡ mỏi tay hơn.

Không nên nắm vô lăng chặt cứng, cầm vô lăng nhẹ nhàng với lực vừa phải đủ để kiểm soát được nó. Cầm vô lăng ở tư thế thoải mái nhất sẽ giúp bạn nhận biết được hệ thống đánh lái cũng như chất lượng mặt đường.

Nên cầm vô lăng bằng hai tay, có một số người thường bỏ hai tay khi vô lăng trợ lực tự trả lái khi vào cua. Việc này có thể làm bạn phản ứng chậm khi gặp tình huống bất ngờ.

kinh-nghiem-lai-xe-3

Cầm vô lăng bằng hai tay để bảo đảm an toàn

Nếu bạn cảm thấy an toàn, khi lái đường dài, bạn có thể tạm nghỉ 1 tay và lái 1 tay. Khi đường đông phải lên số liên tục, bạn cũng phải lái bằng 1 tay và dùng 1 tay để gạt cần số.

Nhiều người có kinh nghiệm, khi qua khúc cua, họ sẽ đánh lái bằng 1 tay, dùng lòng bàn tay tì vào và xoay vòng tay lái. Tại khúc cua rộng, bạn giữ tư thế lái như lúc đi thẳng rồi từ từ bẻ lái theo chiều khúc cua rồi sau đó trả về thẳng tay. Tại khúc cua hẹp, bạn vần vô lăng từ từ và điều chỉnh xe theo chiều góc cua.

6.Kỹ thuật lái xe khi qua vòng xuyến, ngã 3, ngã 4

Bạn nhớ bật xi nhan sớm một chút trước khi có ý định rẽ. Chú ý, bật đèn khẩn cấp để báo hiệu đi thẳng tại ngã 3, ngã 4. Vì như vậy sẽ khiến các xe khác hiểu nhầm.

Qua các chỗ này, bạn lái xe với tốc độ chậm để tránh va chạm với các xe khác. Nếu bạn rẽ phải, ôm cua ngay khi xe vào ngã rẽ, không để đầu xe vươn ra giữa dòng xe rồi mới cua. Nếu bạn rẽ trái, không được cắt cua chiếm đường của dòng xe ngược hướng.

Quy tắc đi vòng xuyến: Các bạn phải xác định được lối ra của mình là bao nhiêu, đầu tiên hay cuối cùng. Xe ra lối gần nhất sẽ đi ngoài cùng, xe ra ở lối cuối cùng sẽ đi ở vòng trong cùng, sát tâm. Ngoài ra, các bạn cần nắm thêm quy tắc vào phải và ưu tiên cho làn xe bên trái. Khi tham gia vào vòng xoay, các xe phải bật xi nhan theo quy tắc vào trái ra phải.

7.Nhìn biển báo, chú ý gương chiếu hậu

Khi tham gia giao thông, hãy chú ý nhìn các biển báo giao thông để không vi phạm. Nhìn và quan sát phía trước đồng thời chú ý gương chiếu hậu phía sau để lái xe an toàn. Bạn hãy làm quen với kỹ năng nhìn gương và quay đầu xe thay vì thò đầu ra ngoài để lùi.

kinh-nghiem-lai-xe-4

Quan sát gương chiếu hậu để lái xe an toàn

8.Đi xe với tốc độ vừa phải

Điều quan trọng nhất khi lái xe chính là an toàn và chính xác. Bạn hãy tập quen với kỹ năng lái xe chính xác ở tốc độ thấp rồi tăng dần sau đó.

9.Kỹ thuật lùi xe, đỗ xe

Việc đỗ xe sẽ khá khó khăn đối với những người mới tập lái. Thông thường có hai kiểu đỗ xe, đó là đỗ xe song song (ghép ngang) và lùi chuồng (ghép xe dọc).

Đỗ xe song song, đỗ xe dọc mép đường là trường hợp bạn hay gặp phải. Hãy thực hiện theo các bước sau đây:

-Đưa xe ngang hàng và chú ý khoảng cách với xe đỗ phía trước. Tiến hành bẻ lái sang phải.

-Giữ vô lăng, tiến hành lùi xe một góc khoảng 45 độ để bánh sau hoặc đuôi xe vào sát mép đường.

-Bạn thực hiện đánh lái và lùi xe để kéo đầu xe vào sát vỉa hè. Khi đã li xe vào chỗ trống, hãy trả lái và chỉnh xe cho ngay ngắn.

Hy vọng những kiến thức lái xe trên đây có thể giúp bạn lái xe dễ dàng và an toàn. Bạn hãy yên tâm, lái xe sẽ không hề khó khi bạn đã nắm chắc những kinh nghiệm này đâu.


Bài viết xem nhiều

Sản phẩm

Bài viết liên quan

banner- left

banner-right